Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Ánh sáng xanh gây hại thế nào tới mắt?

Ánh sáng xanh gây hại thế nào tới mắt?

Ánh sáng màu xanh điển hình cho loại ánh sáng được phát ra từ thiết bị điện tử như bóng đèn tiết kiệm năng lượng, điện thoại, tivi... ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.


Loại ánh sáng màu xanh này được bao gồm trong ánh sáng tự nhiên, và là một thành phần thiết yếu khi hiển thị màu sắc, nhưng trong ánh sáng trực quan, nó là thẳng nhất và có mức năng lượng cao nhất.

Chính vì điều này, ánh sáng màu xanh không được hấp thụ bởi giác mạc và thủy tinh thể của mắt, và đi đến thẳng võng mạc, có thể dẫn đến suy giảm chức năng võng mạc của mắt. Nếu tiếp xúc với ánh sáng màu xanh trong thời gian dài của thời gian, các cơ quan thể mi của mắt sẽ bị kích thích, gây ra các vấn đề như mỏi mắt, khô mắt, và thậm chí ức chế sự sản sinh của melatonin (nội tiết tố giúp cơ thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ) và làm biến đổi đồng hồ sinh học của con người, gây kích thích, thay đổi tâm trạng, thâm chí có thể gây thoái hóa điểm vàng.

Tác hại của ánh sáng xanh tới mắt người

tác hại của ánh sáng xanh tới mắt

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta sẽ thường phải tiếp xúc với “ánh sáng xanh” (có người gọi là ánh sáng xanh tím) có năng lượng cao. Ánh sáng này được phát ra liên tục từ những thiết bị như màn hình máy tính, tivi, các loại điện thoại smart phone, máy tính bảng hay đèn LED.

Hai chứng bệnh nguy hiểm về mắt do ánh sáng xanh nguy hại gây ra có thể kể đến là hội chứng thị giác màn hình và thoái hóa hoàng điểm.

Giác mạc, được đặt ở trước mắt, là một lớp bảo vệ trong suốt bảo vệ màng mắt, đồng tử, và khoang trước của mắt bạn. Ánh sáng đi qua giác mạc và đồng tử trước khi thủy tinh thể có thể kết tụ nó vào võng mạc.

Ánh sáng xanh tím mang nhiều năng lượng trong dải hẹp 415 - 455nm gây hại nhiều hơn cho mắt, cụ thể là thủy tinh thể và võng mạc. Các dải xanh của quang phổ mang nhiều năng lượng hơn và có thể đi thẳng qua mắt bạn - gây nên bệnh cận thị và thoái hóa điểm vàng.


Ức chế cơ thể sản sinh melatonin


Melatonin là nội tiết tố giúp cơ thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Nếu não không sản xuất đủ melatonin (do tiếp xúc với các ánh sáng màu xanh của các thiết bị điện tử) bạn sẽ thấy khó ngủ, không buồn ngủ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có nhiều khả năng cảm thấy choáng và kiệt sức vào ngày hôm sau. Tắt tivi hay các thiết bị điện tử, không dùng chúng trước khi đi ngủ là một giải pháp để bạn có thể ngủ ngon.

Ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể con người


Nhịp sinh học của bạn là một nhịp điệu phản ứng với ánh sáng hay bóng tối, tác động đến cơ thể, tinh thần và thay đổi hành vi trong một chu kỳ 24 giờ. Nó cũng ảnh hưởng đến chu kỳ thức - ngủ của bạn, sản sinh nội tiết tố và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Thật không may, ánh sáng màu xanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp sinh học, có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và mất cân bằng

Gây kích thích cho mắt


Nếu vào ban ngày thì ánh sáng màu xanh không có ảnh hưởng xấu, tuy nhiên ban đêm chúng có thể làm gián đoạn quá trình thư giãn, nghỉ ngơi của bạn bằng cách thu hút, khiến bạn tập trung, chú ý quá mức, gây kích thích, thay đổi tâm trạng.

Ảnh hưởng xấu đến mắt


Tiếp xúc với một số lượng lớn ánh sáng màu xanh và trong thời gian dài có thể gây thoái hóa điểm vàng theo độ tuổi.

Có tác dụng trong quá trình điều trị


Ánh sáng màu xanh từ các thiết bị điện tử không có nhiều lợi ích tích cực, chúng vẫn có thể được sử dụng trong các tình huống nhất định để điều trị bệnh. Ví dụ, theo Mayo Clinic, tác động kích thích từ ánh sáng màu xanh có thể giúp những người bị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD). Bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ về cách dùng, loại đèn cụ thể để tránh gây các tổn thương về mắt.

Ánh sáng màu xanh được tìm thấy ở khắp mọi nơi và vô tình con người ta tiếp xúc với chúng cả ngày dài. Máy vi tính, TV, điện thoại di động, máy tính bảng, đèn LED, đèn huỳnh quang đều phát ra ánh sáng màu xanh. Rõ ràng ánh sáng màu xanh không phải là thứ bạn có thể tránh, tuy nhiên có thể chọn lựa các sản phẩm lọc ánh sáng này.

Kính lọc ánh sáng xanh hoạt động thế nào?



kính lọc ánh sáng xanh


Kính lọc ánh sáng xanh có chức năng hỗ trợ lọc các ánh sáng có hại từ màn hình máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, đèn LED
Với công nghệ kỹ thuật hiện đại và tiên tiến ngày nay, các thấu kính đã được khoác rất nhiều các lớp áo phủ để phục vụ vào từng mục đích và nhu cầu của người sử dụng.
Với việc phủ đa lớp các film lọc, các thấu kính có thể đạt được độ phủ chống trầy xước, phủ cường lực để giúp thấu kính khó bị nứt vỡ, phủ chống bám bụi, chống tĩnh điện, chống thấm nước,phủ lớp phản quang để tăng cường độ truyền ánh sáng…Gần đây, một trong những phát minh mới nhất là việc phủ lớp lọc ánh sáng xanh vào thấu kính.

Công nghệ Blue cut là công nghệ phủ lớp AR coats có hiệu quả làm giảm cường độ ánh sáng xanh đến đôi mắt. Thông thường sẽ làm giảm từ 20-35% mức độ hấp thụ ánh sáng màu sang xâm hại vào sâu trong võng mạc. Với chức năng của lớp phủ này, hình ảnh và màu sắc vẫn được truyền đến chân thực và rõ nét, không bị sức mạnh của luồng ánh sáng xanh làm cho bị chói làm lóa hình.

Đáp ứng cho nhu cầu của thời đại kỹ thuật số thì lớp kính lọc ánh sáng xanh chính là cứu cánh để bảo vệ đôi mắt và mở ra 1 kỷ nguyên mới của công nghệ thấu kính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét